Polly po-cket
Timyeuclub.Wap.Sh
Mozilla/5.0
[Uc Browser] [Opera Mini ]

Điều kì diệu trong hộp diêm


- Tác giả: PLOY
- Chuyên mục: Truyện Ngắn
- Lượt xem:
Tôi nhìn thấy trong câu truyện này có màu của cây thông và những quả cầu pha lê, cảm thấy giá lạnh của tuyết và hơi ấm của yêu thương. Hãy mơ mộng đi! Hãy tưởng tượng đi! Hãy nhớ rằng mỗi cuộc đời chúng ta là một câu chuyện cổ tích, nơi phép màu có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Hãy mở món quà Giáng Sinh kì diệu mà TraSua.Mobi đặc biệt dành tặng bạn đọc nhận dịp Noel năm nay nhé!


1.Noel đến. Đấy là lần đầu tiên Quỳnh Anh được sống trong một Noel chân thực với tuyết trắng, cây thông, bánh quy hình người, ngõ ngách giăng đèn, chợ Noel lung linh. Nhất là các hiệu đồ chơi trong thành phố nhỏ Wuntenberg (1) vốn đã rất thích, nay còn hấp dẫn bội phần với muôn vàn món mới lạ.

Cách nhà Quỳnh Anh hai con phố có một hiệu đồ chơi. Một chiều đi học về, cô bé vô tình nhìn thấy trong tủ kính trưng bày một mô hình nông trại nhà gấu. Rất nhiều gấu nhỏ bằng gỗ đang làm việc – vắt sữa bò, cắt cỏ, lấy mật, đóng thùng hàng, vân vân. Gấu bố, gấu mẹ, gấu anh, gấu em, gấu bé bi… Chúng mặc quần áo khác nhau, nét mặt sống động nhiều trạng thái. Quang cảnh nông trại thật tỉ mỉ, từng chi tiết đồ vật như thùng sữa, máy gặt, máy cưa, xe hàng đều tinh xảo. Quỳnh Anh chưa bao giờ thấy món đồ chơi tuyệt vời hơn thế, càng ngắm càng đẹp.

Suốt nhiều ngày sau, dù trời tối hù, hay tuyết dày, hay gió lạnh, trên đường tan trường, Quỳnh Anh đều đứng lì ngoài hiệu đồ chơi đến thật trễ. Cô chỉ ngắm mô hình thôi, chẳng dám bước vào vì biết chắc nó sẽ đắt. Nhà cô ở một căn hộ nhỏ cũ kỹ, là dân nhập cư mới, nên cuộc sống bó ép nhiều. Bố cô theo những chuyến xe hàng từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Đức, mấy tháng mới về một lần. Mẹ cô giúp việc cho người khác, sáng nào cũng cắm cúi vào mục rao vặt của mấy tờ báo, tìm thêm mối. Được học hành, được ăn no mặc ấm, được xem tivi, được thấy xe hơi, được ở nơi mà chúng bạn và hàng xóm ngày xưa gọi là “trời Tây”, cô luôn tự nhủ là mình quá may mắn rồi.

Những lúc ngắm mô hình, Quỳnh Anh luôn tưởng tượng được hóa thành một chú gấu. Cô sẽ mặc váy hoa màu hồng và phụ sắp xếp các hũ mật. Cô sẽ mặc quần xanh và áo vàng, cưỡi trên con bò mập ú. Cô sẽ cầm cưa cưa khúc gỗ thật to… Ngày nào rời cửa hiệu, cô cũng phơi phới hơn. Rồi cô thầm ước không ai mua mô hình ấy. Ở trường, cô vẫn khó hòa nhập với đám trẻ con Tây, chưa quen vị bánh mì và pho mát, chưa sõi tiếng. Các bạn gấu gỗ thân thiết với cô hơn, cô không muốn mất. Cô thấy ao ước của mình thật xấu và ích kỷ.


2. Đứng trước cửa hiệu, Quỳnh Anh thích thú nhận ra các chú gấu đã thay đổi vị trí so với ngày hôm qua. Có thêm vài thành viên mới. Nhưng nét sáng rỡ trên mặt cô vội tắt. Miệng cô méo xệch tiu nghỉu. Cô thở dài và nắm chặt hai tay, lấy hết quyết tâm bước đi. Hôm nay ở trường, nhiều đứa trẻ khoe đồ chơi mới được tặng Noel, khiến cô quyết định thôi yêu thương các con gấu gỗ nhiều thêm nữa. Cô sợ ai đó mua chúng, khi không nhìn thấy trong tủ kính nữa, cô sẽ rầu rĩ hơn.

Quỳnh Anh đến gần cuối con phố, thì cánh cửa cửa hàng đồ chơi mở ra. Một người đàn ông to béo, da nhiều đồi mồi, đỉnh đầu hói sáng với lơ thơ vài chùm tóc bạc trắng ngoái theo cô bé. Theo thói quen, ông đưa tay đẩy gọng kính nơi sống mũi, khẽ chép miệng. Cô bé châu Á này ngày nào cũng đứng rất lâu ngoài cửa hiệu ông, mà hôm nay mới hơn mười phút đã đi. Nhìn cái dáng nặng trĩu của cô, ông không nghĩ cô có chuyện vội mà phải chào mô hình trang trại nhà gấu sớm như vậy.

Hôm sau, ngang cửa hiệu, dù tự nhắc mình nhưng Quỳnh Anh không cầm lòng được, phải đứng lại ngắm trang trại đồ chơi một lát. Hôm sau nữa, cô vẫn không thoát khỏi ma lực của những chú gấu, phải dừng lại. Rồi các ngày sau, cô chọn đi đường vòng về nhà dù xa hơn, cố tình không qua hiệu đồ chơi. Nhưng tối tối nằm trên giường, cô luôn mường tượng về trang trại nhà gấu bằng gỗ ấy, chính xác từng chi tiết. Cô dần chìm vào làn lâng lâng mào đầu giấc ngủ với nụ cười trên môi, tưởng tượng mình đang đóng một vai gấu nào đấy.


3. Một sáng thứ bảy gần Noel, trời bỗng đẹp. Tuyết không rơi, gió bớt thổi và da trời sáng láng. Quỳnh Anh ra công viên ngắm cây thông được người ta trang hoàng lộng lẫy, rồi nghĩ thế nào cô bước về con phố nơi có cửa hàng đồ chơi. Cô nhớ trang trại đồ chơi khủng khiếp. Cô thầm nhủ “ngắm một chút chắc không sao”. Những bước chân cô trĩu dần khi đến gần cửa hàng, cô bỗng sợ mô hình ấy đã có ai mua. Cô sẽ khóc òa lên mất nếu không kịp từ biệt các bạn gấu.

Trang trại mô hình vẫn nằm trong tủ kính trưng bày, nhìn ra góc phố phủ trắng tuyết. Quỳnh Anh cười tươi, nhẩm đếm số lượng gấu. Chợt những chiếc đèn vàng nằm ở nhiều góc trong tủ kính bật sáng, khiến quang cảnh nông trại tăng phần chân thực. Quỳnh Anh dụi mắt, ngỡ vừa nhìn thấy các chú gấu cử động. Cô há mồm, mê mẩn ngắm. Và nỗi trầm trồ đã điều khiển, đưa cô bước vào cửa hiệu.

Tất cả đồ chơi trong cửa hiệu đều bằng gỗ. Nếu có phép màu, Quỳnh Anh sẵn sàng biến thành một món trong này. Món nào cũng được vì món nào cũng đẹp. Mô hình hai ông già Noel lái trực thăng và thả thang dây để chui vào các ống khói, phát quà cho trẻ em. Những thiên thần mặc váy trắng đang đàn hát trên đám mây xốp bồng. Xe lửa to với những hình người trong các toa khách đang ngắm cảnh, ăn sáng, đọc báo, vân vân y như thật. Sau một vòng dạo quanh với đôi mắt giương tròn, Quỳnh Anh đến bên mô hình trang trại nhà gấu. Lần đầu nhìn những chú gấu tận mắt, không qua lớp kính dày, cô thấy chúng còn mê ly hơn vạn lần. Khi cô toan nhấc một chú gấu lên, thì tâm trí cũng vừa tỉnh. Cô vội rụt tay lại, nuốt nước bọt đánh ực đầy thèm thuồng.

Quỳnh Anh loay hoay hoài bên mô hình, mãi không tìm thấy mác giá. Cô muốn biết nếu mình tiết kiệm gắt gao thì bao giờ có thể đem nó về nhà. Đúng lúc ấy, ông già tóc bạc chủ hiệu đồ chơi đến bên cô.

“Đây là Philip, nó là Ivan, kia là Francois, còn đó là Isabella…” – Ông già chỉ tên từng chú gấu cho Quỳnh Anh. Rồi ông mỉm cười hóm hỉnh nhìn cô bé châu Á mắt một mí. – “Thế tên cháu là gì?”

“Cháu là Quỳnh Anh.” – Cô cười ngoan đáp lại ông, chìa tay ra xin bắt. Mẹ cô dạy đây là cách chào lịch sự của người phương Tây.

“Mô hình này ông dành cho cháu ông, không bán đâu. Cháu có thể chọn các món khác trong cửa hiệu, ông chỉ cháu nhé.”

“Cháu không mua đâu, chỉ ngắm thôi.” – Quỳnh Anh nhìn xuống đất, hai tay vân vê ve áo len. – “Cháu không thể vòi bố mẹ đồ chơi xa xỉ. Nhà cháu mới đến đây từ Việt Nam… Cháu ông sướng thật đấy! Ông tên gì thế?” – Cô đột ngột đổi giọng, ngẩng nhìn ông già, cười tít cả mắt. Noel là dịp vui của xứ này, cô thấy thật không phải khi kể khổ với người lạ.

“Ừ!” – Ông già nhìn cô trìu mến. – “Tên ông là Muller. Nếu thích, mỗi ngày cháu có thể đến đâu ngắm đồ chơi.”

“Thật không ông?” – Giọng Quỳnh Anh reo vang như tràng chuông nhỏ. Nụ cười cô bập bùng mãi trên môi sau cái gật đầu của ông già.

Sự xuất hiện của Quỳnh Anh khiến ông Muller thấy rất dễ chịu. Lâu rồi ông mới lại được sưởi cái ấm áp của mùa Noel, qua nụ cười như mặt trời của cô bé xa lạ. Cháu trai ông cũng tầm tuổi cô, mà nhiều năm rồi ông không gặp được. Con gái ông mất sớm, con rể lấy vợ mới đem cháu ông đi sống ở xa.

4. Từ Noel đó, ngày nào sau giờ học và mỗi cuối tuần rảnh rỗi, Quỳnh Anh đều đến cửa hiệu đồ chơi của ông Muller. Cô phụ ông chăm sóc các món đồ chơi, dùng khăn bông mềm lau bụi, giữ cho chúng luôn mới. Ông kể cho cô nghe về ông già tuyết, giấc mơ của thiên thần, cuộc sống các con vật – cái thì có ghi trong sách vở, cái do ông sáng tạo nên. Thuộc hết những câu chuyện đằng sau các món đồ chơi, Quỳnh Anh càng yêu thích chúng.
Chuyển đến trang:
Điều kì diệu trong hộp diêm
Em không muốn kể về anh bằng thì quá khứ
Sự thông minh chết tiệt
Hễ đi là đến
Mùa đông ngọt ngào
ror.xml|sitemap.xml|urllist.txt
free auto backlink,  Auto Backlinks, autohits, autosurf HitLeap - Traffic Exchange Network
SEO - Tag Wap
Từ Khóa google :
0.000146s. Total load: 0.000246